Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn
Bạn có phải là một Otaku?
Nếu bạn muốn tham gia, hãy ấn vào đang kí nhé!
Otaku hay không phải thì forum cũng vẫn sẽ chào đón bạn.
Chúc vui vẻ ^^
Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn
Bạn có phải là một Otaku?
Nếu bạn muốn tham gia, hãy ấn vào đang kí nhé!
Otaku hay không phải thì forum cũng vẫn sẽ chào đón bạn.
Chúc vui vẻ ^^



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesmanga listFiction listĐăng NhậpĐăng ký
Chào mừng các bạn đến với forum, hãy cùng chung tay xây đắp cộng đồng manga-anime nhé
Định nghĩa manga ! 0q86m7o3uoq4x3h2bd6
Cập nhập tin tức
yuuka_akimoto (4644)
Yashashi (2749)
0o0_Della_0o0 (2132)
hikaru_okita (1928)
c0nh0x_tinhnghich (1898)
~Key~ (1164)
chico_lovely (1035)
angelwings (1020)
Kunkun Chan (980)
yuki-chan (706)

Định nghĩa manga !Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Định nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitimeFri Sep 25, 2009 10:00 pm
Manga
Manga là từ Nhật dùng để chỉ truyện tranh; còn đối với nước ngoài, manga được xem là từ dùng đặc biệt, để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, từ Mangaka tương ứng vớI họa sĩ truyện tranh, ngườI chuyên về viết vẽ manga.
Nguồn gốc:
Lịch sử manga bắt đầu từ rất sớm, sớm hơn nhiều nếu so với anime. Ngay từ trước khi những mầm mống anime đầu tiên xuất hiện ở Nhật, người dân đã sớm có hứng thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là manga) Manga thời kì này, ngay khi đã có họ tộc gần gũi nhất với manga hiện nay, vẫn chỉ đơn giản là những dải truyện tranh ngắn. Tuy vậy, giá trị giải trí của nó là điều không ai có thể phủ nhận. Không những thế, manga còn giữ một vị trí quan trọng và đầy ý nghĩa trong suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Cũng chính manga là khởi nguồn và điểm tựa chính cho anime ngày nay. Làm thế nào mà nó đạt được những thành công đó ? Đó là một câu chuyện phức tạp nhưng cũng đầy lý thú, và tìm hiểu nó chính là mục đích của chuyến hành trình này. Hãy bắt đầu từ những ngày đầu tiên, "giai đoạn hình thành" của nghệ thuật manga Nhật Bản.


Bản thân của thuật ngữ "manga" vốn không có sẵn trong từ điển Nhật Bản trước đây. Trên thực tế, nó được tạo nên sau những ví dụ đầu tiên của cái có thể được gọi là "manga". Vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI và VII, những vị thầy tu đã sử dụng những cuộn giấy da có khắc hình như một loại lịch cho việc theo dõi thời gian. Những cuộn giấy này bao gồm những ký hiệu biểu tượng đại diện cho thời gian, và thường được trang trí bằng hình ảnh động vật như cáo, gấu trúc, ... với những cử động y như người. Đây có thể coi như một hình thức tranh châm biếm, bởi vì những bức tranh đôi khi chứa đựng một câu truyện nào đó, nhưng đó là "nghệ thuật tranh ảnh" được biết đến đầu tiên có thể được gọi là manga.


Phải chờ đến tận thế kỷ XVII và XVIII thì thuật ngữ "manga" mới thật sự được dùng để chỉ loại hình nghệ thuật này. Thuật ngữ này được tạo ra bởi Hokusai (đây không phải là tên thật), một họa sĩ sống với triết lý hội họa hoàn toàn khác so với nền nghệ thuật này lúc bấy giờ. Với tính cách đôi phần nổi loạn, Hokusai được biết đến với việc sẵn sàng cãi lại thầy giáo của mình, liên tục thách thức những phương pháp làm việc của họ. Về sau, ông tự tạo ra khoảng 30,000 tác phẩm, một vài trong số đó tập trung thành những tuyển tập hoặc sách đem đi xuất bản.

Theo Hokusai, "manga" không phải là nghệ thuật vẽ nhân vật trong một câu chuyện nào đó, hay là chú ý tỉ mĩ đến từng chi tiết một để có thể tạo ra những bức họa có tính giải trí và đầy ý nghĩa. Thay vào đó, thuật ngữ "manga" (mà theo nghĩa đen có thể dịch là "bức tranh kỳ quái") được Hokusai dùng để chỉ phương pháp vẽ một bức tranh dựa theo nét bút đưa hoặc vẽ vài vật chất lướt ngang trang hoàn toàn theo ngẫu hứng (điều này giải thích chữ "kỳ quái"). Tuy chúng hầu hết đều trở thành những bức tranh phong cảnh, người dân Nhật lại nhận ra, ẩn trong những nét vẽ thiên nhiên thoải mái nhưng rất chi tiết ấy, một cái gì đó khác hẳn với những bức họa trước đó, khi mà những người họa sĩ phải nhận thức được họ muốn vẽ gì trước khi đặt bút xuống. Lối tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên của Hokusai, mặc dù có thể chính ông cũng không nhận ra điều đó, đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự đa dạng của các mangaka hiện nay (mangaka = người sáng tác manga) : họ không gắn mãi với một công thức nào mà luôn hướng theo những loại hình nhân vật, những cốt chuyện khác nhau. Chúng ta nhận thấy rằng, ngay cả người họa sĩ "manga" đầu tiên cũng đã có tư tưởng phóng khoáng về cái sẽ vẽ. Tuy nhiên, cho dù Hokusai đã tạo ra một bước đột phá mới bằng phong cách vẽ tranh này (một trong những phong cách ông sử dụng), những cuốn truyện "manga" thực sự đầu tiên vẫn chưa xuất hiện cho đến tận đầu thế kỷ XX
Bước vào thế kỷ XX, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới, đặc biệt là cho các nước phương Tây, nơi tràn ngập những nền văn hóa và những lối sống khác lạ luôn kích thích sự tò mò của người Nhật, nhất là Mỹ. Giữa những thành công về kinh tế và xã hội mà sự hội nhập mang lại, những loại hình, những ý tưởng giải trí mới lạ, đầy sáng tạo đồng thời cũng nảy sinh. Một trong số đó, những “dải truyện tranh ngắn”, không những đem lại thay đổi cho nền văn hóa Mỹ và các nước phương Tây mà còn ảnh hưởng đến Nhật, trở thành chất xúc tác làm nên manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay.

Joseph Pulitzer, nhà xuất bản tiên phong đã đem lại thành công vang dội cho tờ báo New York World vào đầu thế kỷ XX, chịu trách nhiệm xuất bản những “dải truyện tranh ngắn” hài đầu tiên. Bao gồm những tranh liên hoàn hay những minh họa riêng lẻ nhằm kể một câu chuyện hay tạo những điểm nhấn hài hước nào đó, những dải truyện tranh/hoạt hình ấy (ngày nay vẫn còn được sử dụng) đã tạo nên một không khí thoải mái giữa tính chất nghiêm trang của những dòng tin. Tuy khái niệm về tranh biếm họa và hoạt họa đã được biết đến ở Châu Âu, đây lại là lần đầu tiên nó dành được một sự quan tâm xứng đáng. Những truyện như “The Yellow Kid” ngày càng trở nên nổi tiếng cùng với sự lớn mạnh dần của những tờ báo tại Mỹ. Cũng vì tính chất thành công này mà những nhà xuất bản và tác giả truyện, ngay vào thời gian đó, đã không ngần ngại đưa nhau ra tòa để giành quyền bảo thảo truyện.

Bắt kịp trào lưu này, một số người Nhật bắt đầu tự sáng tác nên những dải truyện tranh và những tranh biếm họa riêng của họ. Một trong số đó là Ippei Okamoto, một họa sĩ chịu ảnh hưởng mạnh từ những gì được thể hiện trên tạp chí của Pulitzer. Cũng như mọi thứ bắt đầu từ ảnh hưởng của bên ngoài, những tác phẩm đầu tiên của Okamoto và những người khác đều rất giống những tác phẩm của phương Tây. Điều khác biệt duy nhất có lẽ là cách đọc. Ngay cả vào thời điểm đó, những dải manga vẫn được đọc từ phải sang trái, thay vì từ trái sang phải như những truyện tranh phương Tây. Mặc dù phải mất một thời gian để bắt kịp với những dải truyện tranh nước ngoài thì, cũng như sau này những anime Nhật ban đầu chịu ảnh hưởng từ Disney, đây lại là khởi đầu sẽ đem lại kết quả có tầm ảnh hưởng lớn một khi nó trở nên phổ biến.

Trong thời gian chiến tranh, truyện tranh Nhật và tranh biếm hoạ được sáng tác nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tính hài hước, tính giải trí, cũng như những truyện phương Tây, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng với mục đích tuyện truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cổ vũ tinh thần binh lính. Tuy nhiên, dưới thất bại nặng nề dưới tay quân Đồng minh vào cuối CTTG, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề của phe chiến thắng, và sự phát triển của cái sẽ trở thành “manga” Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn. May mắn thay, sau khi chiến tranh kết thúc, đã có một người đứng lên “nắm mũi chịu sào” vực dậy nền nghệ thuật manga, đem đến cho nền văn hóa Nhật và đến thế giới, một thể loại manga hoàn toàn mới. Con người đó, Osamu Tezuka, sẽ góp phần định hình nên kiểu mẫu manga thực sự đầu tiên, và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại
Manga format

Từ khi chính quyền Nhật Bản phối hợp tập trung dạy tiếng Nhật trong trường học, hầu hết tạp chí manga đều ghi rõ trên bìa năm học tương tự với kanji được dùng văn bản. Manga của trẻ em và ngay cả manga dành cho ngườI lớn thường có cách phát âm kế bên mẫu tự tiếng Nhật. Bộ âm thường được sử dụng là hiragana và katakana.
Manga còn được tách riêng biệt ra hai thể loại là shonen dành cho con trai và shoujo dành cho con gái.
Manga ngoài nước Nhật
Manga được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Ý … Ở Mỹ, manga chỉ là một ngành công nghiệp nhỏ, đặc bịêt là khi nó được so sánh vớI sự du nhập của phim hoạt hình Nhật đã làm ở Mỹ. Manga có số lượng phát hành đứng đầu ở Mỹ là Viz, của nhà xuất bản Shogakukan http://www.shogakukan.co.jp. Nhà xuất bản này có rất nhiều tác phẩm nổI tiếng như Neon Genesis Evangelion, Dragon Ball Z, Tenchi Muyo! và nhiều tác phẩm khác nữa của Rumiko Takahashi. Vì người Nhật đọc từ phảI sang trái, manga được vẽ và xuất bản theo cách này ở Nhật. Tuy nhiên khi được dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh lề được lật ngược lại, vì thế có thể đọc từ trái sang phải. Tuy nhiên, nhiều tác giả (như Akira Toriyama) không chấp nhận tác phẩm bị sửa đổi theo cách trên và đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức đọc từ phải sáng trái trong phiên bản nước ngoài. Chẳng bao lâu, vì nhu cầu của fan và vì quyền lợi của tác giả, nhiều nhà xuất bản bắt đầu đề nghị sự chọ lựa hình thức in từ phải qua trái, bây giờ cách in này đã trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ. Hình thức in từ trái qua phải dần dần được loại bỏ.
Các hình thức phân bố manga phổ biến khác là qua chợ internet bằng hình thức scanlation. Trong hình thức này, các tay nghiệp dư scan manga khi còn là tiếng Nhật và sau đó tiến hành dịch chúng, cung cấp lượng lớn manga trên mạng miễn phí cho đến khi các manga này thuộc sự uỷ quyền của nhà phân phối nào đó.

Phong cách
Nét đặc trưng trong manga rất dễ nhận thấy, phổ biến và đặc bịêt. Cách trình bày, các hình vẽ được đóng khung , những đường kẻ, lời đối thoại và ô tranh khác với truyện phương Tây. Ô tranh và trang giấy được đọc từ phải sang trái, thích hợp với cách viết truyền thống của người Nhật. Trong khi các nét vẽ sống động và đầy hiện thực đến kinh ngạc, ngườI ta còn lưu ý đến các nhân vật thuờng có đôi mắt to hoặc trông “giống Tây”. Những đôi mắt to trở thành một nét đặc trưng thường xuyên trong manga và anime từ thập niên 60 khi Osamu Tezuka sáng tạo nên nhân vật Astro Boy, ông được xem như cha để của nền manga hiện đại, với cách vẽ giống hệt phong cách của họat hình Disney ở Mỹ. Bằng sự khéo léo tài tình, không phải tất cả hoạ sĩ manga nào cũng chấp nhận quy ước trên hầu hết được phổ biến ở phương Tây thông qua các anime như Akira, Sailor Moon, Dragonball Z và Ranma ½.
Thật khá ngạc nhiên đối với đọc giả phương Tây khi các hoạ sĩ manga không biết rằng, các nhân vật và câu chuyện của họ đã ăn sâu vào người đọc. Vì thế một tập hợp các nhân vật có mốI quan hệ với nhau trong công việc, trong giao tiếp… trong một loạt truyện này đến một loạt truyện khác trong đó các nhân vật không biết lẫn nhau. Seri Tenchi là một trường hợp tiêu biểu; có hơn 13% các câu chuyện riêng biệt xoay quanh Tenchi và các bạn của cậu.

Các dạng phát triển

Một số hoạ sĩ manga xuất bản thêm những phần phụ, thỉnh thoảng không ăn nhập gì với cốt truyện truớc, người ta gọiđó là omake (phần thêm). Họ cũng có thể xuất bản tuyển tập các nét phác thảo của họ, gọi là oekaki.
Những fan hâm mộ sáng tác nên manga theo đường lối không chính thức gọi là doujinshi. Một vài doujinshi tiếp tục các câu truyện hoặc viết một câu chuyện mới trong đó sử dụng các nhân vật mà họ yêu thích hoặc hâm mộ do các mangaka xây dựng nên, hình thức này cũng tương tự như fan fiction. Cũng có doujinshi khác được sản xuất bởI các nhà xuất bản không chuyên ngoài thị trường. Có thể nói đa số sách truyện tranh được bày bán trên thị trường thế giới phần lớn là doujishin.

Các loại manga
Nhiều thể loại manga cũng được áp dụng trong anime và game Nhật.

Phân loại theo khán giả
· kodomo - dành cho trẻ em.
· josei hoặc redikomi ("lady comics") - dành cho phụ nữ.
· seinen - dành cho đàn ông.
· shoujo - dành cho con gái.
· shounen - dành cho con trai.

Các thể loại:
· alternative
o gekiga
o la novelle manga
o semi-alternative
· battling companion
· magical girl
· moe
· mecha
· shounen-ai
· shoujo-ai

Shoujo
Shoujo là thể loại dành cho phái nữ (từ 6 đến 18 tuổi).Dĩ nhiên, con gái không chỉ đọc shoujo không, họ vẫn có thể đọc các truyện trên tạp chí Shounen Jump nữa.
Shoujo cũng gồm nhiều thể loại, nhiều phong cách. Thực tế, số lượng shoujo manga được xuất bản chiếm 35% ở Nhật ngày nay. Do tính đa dạng đó, nên khó có thể bàn luận về đặc điểm của shoujo. Shoujo có nhiều điểm chính như sau:
• nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng và đặc biệt là hành động
• lời ít, ý nhiều
• rất ít mô tả “cái xấu” nếu không được cách điệu kỹ càng.
• chăm chút từng chi tiết từ đầu tóc đến trang phục.
Mọi người thường quan niệm sai về shoujo chỉ gói gọn trong những câu chuyện lãng mạng hoặc những đề tài bị cấm. Điều này sai - vì sự thật những câu chuyện lãng mạng và bi kịch tuy phổ biến, nhưng chỉ là một phần của thể loại shoujo. Shoujo còn có cả fantasy, khoa học viễn tưởng, thần thoại gây cấn ly kỳ và kinh dị.
Một sai lầm khác là khi khẳng định shoujo chỉ dành cho trẻ dưới 13, như Sailor Moon, Magic Knight Rayearth, Akazukin Chacha và Wedding Peach là những shoujo tiêu biểu và điển hình. Đó là những bộ shoujo đặc biệt rất được các otaku nam ưa chuộng.
Một vài tạp chí shoujo manga đặc biệt là : Nakayoshi and Ribbon (dành cho dưới lớp 6), Lala và Hana to Yume (dành cho từ 13 đến 19), Susperia (dành cho fan kinh dị), Wings (dành cho cả nam lẫn nữ), và Margaret.

Shounen
Dành cho con trai và thanh niên. Ngày nay, shounen vẫn là một thể loại lớn và hầu hết các tạp chí shounen phát hành đều đặn hàng tuần. Tuy nhiên, cũng giống như shoujo, shounen không giới hạn độc giả là nam mà còn có cả những độc giả nữ rất trung thành với thể loại này.
Những tạp chí shounen manga nổi tiếng là Shounen Jump (dành cho mọi người), Shounen Sunday , Shounen Magazine, Shounen Champion và Shounen Captain. Trong số đó, Shounen Jump bán chạy nhất. Tạp chí dày 450 trang, hàng tuần có khoảng 7 triệu người đọc nó và rất phổ biến ở Nhật. Shounen Jump còn có thể tìm thấy ở Trung Quốc hoặc nhiều nơi trên thế giới.
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto


Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Định nghĩa manga ! 101010Định nghĩa manga ! 470Định nghĩa manga ! 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Re: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitimeFri Sep 25, 2009 10:15 pm
Ờ há. Sao toàn bài giống nhau thế này :giatminh:
Âu mai gót, đến lúc bị xóa đi thì tôi vô tội nhá
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Định nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitimeSat Oct 03, 2009 10:05 am
khiếp ... yashashi cũng post trùng đấy thui ... một tí thì có sao ...
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto


Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Định nghĩa manga ! 101010Định nghĩa manga ! 470Định nghĩa manga ! 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Re: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitimeSat Oct 03, 2009 6:29 pm
ớ!
Tui post trước mà :veo:
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Định nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitimeSun Oct 04, 2009 9:44 am
zậy della thì tính sao ????
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Định nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitimeSun Oct 04, 2009 9:46 am
zậy della thì tính sao ????
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto


Yashashi

Yashashi
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 2749
GM GM : 4121
Birthday Birthday : 19/02/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Định nghĩa manga ! 101010Định nghĩa manga ! 470Định nghĩa manga ! 3d9263ff95fb90378944cb1209b2c144_35884332medal2


Bài gửiTiêu đề: Re: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitimeSun Oct 04, 2009 11:42 am
Hem bít à nhá
Tài Sản của Yashashi
Tài Sản
Tài sản:

Chữ ký của Yashashi


yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Định nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! PbucketĐịnh nghĩa manga ! Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Re: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitimeMon Oct 05, 2009 10:05 am
thui để đại đi , bữa nào tuyển mod xong thì cho kiểm tra lại toàn bộ rùi del sau ...
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto



Sponsored content




Bài gửiTiêu đề: Re: Định nghĩa manga ! Định nghĩa manga ! Icon_minitime
Tài Sản của Sponsored content
Chữ ký của Sponsored content

Định nghĩa manga !Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn :: 

Học viện Otaku

 :: 

M-A Review - Preview - Interview

-