Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn
Bạn có phải là một Otaku?
Nếu bạn muốn tham gia, hãy ấn vào đang kí nhé!
Otaku hay không phải thì forum cũng vẫn sẽ chào đón bạn.
Chúc vui vẻ ^^
Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn
Bạn có phải là một Otaku?
Nếu bạn muốn tham gia, hãy ấn vào đang kí nhé!
Otaku hay không phải thì forum cũng vẫn sẽ chào đón bạn.
Chúc vui vẻ ^^



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesmanga listFiction listĐăng NhậpĐăng ký
Chào mừng các bạn đến với forum, hãy cùng chung tay xây đắp cộng đồng manga-anime nhé
Giới trẻ nghĩ gì về truyện tranh VN ? ( FI ) 0q86m7o3uoq4x3h2bd6
Cập nhập tin tức
yuuka_akimoto (4644)
Yashashi (2749)
0o0_Della_0o0 (2132)
hikaru_okita (1928)
c0nh0x_tinhnghich (1898)
~Key~ (1164)
chico_lovely (1035)
angelwings (1020)
Kunkun Chan (980)
yuki-chan (706)

Giới trẻ nghĩ gì về truyện tranh VN ? ( FI )Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

yuuka_akimoto

yuuka_akimoto
Otaku chính gốc cấp 3
Otaku chính gốc cấp 3

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 4644
GM GM : 7516
Birthday Birthday : 05/12/1997
Giới tính Giới tính : Nữ
Giới trẻ nghĩ gì về truyện tranh VN ? ( FI ) PbucketGiới trẻ nghĩ gì về truyện tranh VN ? ( FI ) PbucketGiới trẻ nghĩ gì về truyện tranh VN ? ( FI ) Pbucket


Bài gửiTiêu đề: Giới trẻ nghĩ gì về truyện tranh VN ? ( FI ) Giới trẻ nghĩ gì về truyện tranh VN ? ( FI ) Icon_minitimeMon Oct 05, 2009 10:39 am
Bài viết trích đăng từ blog của họa sĩ Hùng Lân. Tuy bài viết mang tính chủ quan và phiến diện nhưng là tâm sự thật lòng của một họa sĩ yêu nghề và thủy chung với nghề, bởi vậy Ichi xin đăng để các bạn độc giả cùng chia sẻ.

Một vài bạn trẻ có gởi thư cho tôi, chân thành cũng có mà cộc lốc cũng có, nói chung xoáy vào ba điều như sau:

– Chê truyện tranh Việt Nam bây giờ dở quá, không thích hợp với lứa tuổi 16, 17 của các bạn ấy.
– Tôn sùng và bắt chước manga & anime gần như y khuôn, coi đó là thần tượng của mình.
– Thất vọng vì các bản vẽ của các bạn không được NXB chấp nhận.

Từ 3 ý kiến này, tôi xin mạn phép đưa ra một vài nhận xét cũng như vài phương hướng để chúng ta đi vào thực tiễn sáng tác, vì chúng ta nói quá nhiều rồi, báo chí cũng lắm mà pho-rum cũng vô số. Thôi thì xin phép các bạn vậy, tôi xin đi thẳng vào vấn đề.

Trước hết là các bạn chê truyện tranh Việt Nam bây giờ dở quá, vừa không hấp dẫn, vẽ lại xấu chứ không đẹp và kỹ như truyện Nhật, đơn cử như truyện Cô Tiên Xanh (CTX) chẳng hạn, nội dung thì giáo dục tầm thường và chán ngắt, hình vẽ thì đơn giản, không cách điệu… Tôi là người vẽ truyện CTX đây mà, nghe cũng xót ruột lắm, và da mặt cũng phải dày thêm 5 phân nữa mới dám viết những dòng này. Tuy nhiên tôi không buồn đâu, vì tôi đang lắng nghe các bạn đây.

Các bạn cũng biết đấy, CTX đã phát hành hơn 200 tập, một con số không phải dễ dàng gì thực hiện ngày một ngày hai được, do đó CTX không phải do một mình tôi vẽ, mà còn có 3 họa sĩ khác nữa, đó là Họa sĩ Kim Khánh, Nguyệt Minh và Phan Mi. Tôi là người mới vẽ sau này, thời gian ba năm trở lại đây mà thôi. Để tạo ra một cuốn truyện tranh, cần phải có kịch bản, mà ở Việt Nam ta không phải cứ thích viết gì, vẽ gì là cũng được các NXB chấp nhận ngay đâu, ít nhất trong đó phải có một yếu tố giáo dục nào đó, do vậy mà các truyện CTX có người viết kịch bản riêng, họa sĩ chỉ vẽ theo các kịch bản NXB đã duyệt, nhiều khi cũng không ưng ý lắm, nhưng cũng phải vẽ vì đã duyệt rồi. Điều đáng nói là đối với lứa tuổi như các bạn thì CTX không thích hợp là phải rồi, vì đối tượng chủ yếu của CTX là thiếu nhi, mà đối với thiếu nhi thì nói chuyện giáo dục không thừa đâu các bạn ạ, ngay đối với các thanh thiếu niên như các bạn vậy, có bạn ăn nói còn chưa biết lễ phép là gì thì đừng nên cho việc giáo dục là nhàm chán, là rẻ tiền…

Có nhiều công việc lắm lúc mình không ưng ý nhưng vẫn phải làm, vì đó là cuộc sống, còn không thì phải bỏ nghề thôi, đã đam mê thì phải chấp nhận gánh gồng, chê cái này chê cái nọ thì quá dễ, nhưng để làm ra nó thì không dễ đâu các bạn ạ, tuy CTX không được hay, vẽ không được đẹp, nhưng những người thực hiện chúng tôi vẫn tự hào là cứ mỗi cuốn truyện được phát hành, chúng tôi mang đến cho các em thiếu nhi một gương sáng, một điều tốt, thế là tạm đủ, còn kẻ khen người chê, đó là chuyện bình thường.

Vâng, để có những cuốn truyện tranh Việt Nam hay, vẽ đẹp, cốt truyện súc tích, cao siêu, hấp dẫn, vừa mang tính giáo dục và vừa không nhàm chán, điều ấy không chỉ ngày một ngày hai mà làm được đâu, mà chúng ta cần phải có một bước đột phá mới được. Như tôi đã nói ở các bài viết trước, bước đột phá ở đây có nghĩa là có một cơ chế thông thoáng, có một thị trường rộng mở và có một môi trường cho các họa sĩ có thể làm việc và sống được, nghĩa là bãi bỏ những xuất bản phí linh tinh để dành đấy mà tăng tiền nhuận bút cho các họa sĩ, vì không ai có thể nuốt “không khí” mà làm nghệ thuật được, họa sĩ cũng cần có thù lao tương xứng để sống và sáng tác.

Muốn vậy, chúng ta không chỉ hô hào hoặc viết vài trăm bài viết trên forum là xong đâu, mà chúng ta cần phải xắn tay áo vào làm. Có bạn bảo rằng, hãy nghe chúng tôi nói để biết chúng tôi muốn gì, muốn đọc gì, muốn xem gì. v.v. và v.v. người lớn các người đừng áp đặt mà hãy làm cái này cái nọ cho chúng tôi, đáp ứng điều này điều kia cho chúng tôi… Xin thưa với các bạn, tôi muốn trích ra đây câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ John Kennedy ngày xưa là “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy tự hỏi rằng, bạn đã làm gì cho tổ quốc?”.

Các bạn đặt câu hỏi đó với tôi thì tôi cũng đành chịu, vì tôi cũng như các bạn, chỉ là một họa sĩ bình thường mà thôi, nếu như tôi là Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin hoặc Giám Đốc một Nhà Xuất Bản nào đó thì đó là chuyện khác, tôi sẽ tự quyết định các phương hướng để phát triển dựa vào kinh nghiệm và thị hiếu người đọc, còn như bây giờ, tôi muốn đáp ứng cũng có được đâu? Đã mấy lần tôi đưa ra những kế hoạch, những cốt truyện mới để phát triển truyện tranh Việt Nam, cho thiếu nhi và cho thanh thiếu niên, kể cả truyện tranh dành cho người lớn nữa, nhưng các NXB họ có chú tâm tới đâu, tôi đành phải xếp xó vậy, không những tôi mà rất nhiều họa sĩ tâm huyết khác cũng chịu chung số phận như tôi, rất nhiều người đã chuyển nghề khác và số họa sĩ thực sự còn cầm bút vẽ sáng tác ở Việt Nam hiện nay hình như chỉ đếm được trên dưới mười người. Vâng, trên dưới mười người cho hơn 80 triệu dân, quả là một con số đáng buồn?!!

Nếu vậy chẳng lẽ làm nghề họa sĩ truyện tranh không sống nổi ở Việt Nam ư? Theo tôi biết thì hầu hết các họa sĩ truyện tranh ở Việt Nam đều giao bản thảo cho các đối tác tư nhân liên kết với các Nhà Xuất Bản, đối tác ấy bỏ tiền ra in ấn và phát hành toàn bộ, lời lãi do họ chịu nên nhuận bút do họ quyết định là phải rồi, NXB chỉ có hình thức là biên tập và thu tiền xuất bản phí, thế là xong! Còn việc tiền nhuận bút là bao nhiêu ư? điều đó tùy thuộc vào thị trường quyết định cuốn truyện ấy bán có chạy hay không thì mới biết là số lượng in nhiều hay ít, nhuận bút cũng tùy thuộc vào các yếu tố này. Ở Tây Âu hay là Mỹ, một cuốn truyện tranh màu 64 trang có tiền nhuận bút thừa cho tác giả sống trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Ở Nhật Bản một cuốn truyện tranh khổ nhỏ 100 trang cũng có tiền nhuận bút cho tác giả đủ sống trong 6 tháng. Còn ở Việt Nam, tiền nhuận bút cho một cuốn truyện khổ nhỏ 100 trang như thế giỏi lắm chỉ đủ sống trong vòng 1 tháng là may lắm. Vâng, 100 trang, nghĩa là mỗi ngày bạn phải hoàn thành 4 trang vẽ, kể cả soạn kịch bản, phân cảnh, vẽ tay trên giấy can, chụp đưa vào vi tính và dùng đồ họa vi tính để xử lý từng hình, từng trang, rồi in ấn chế bản ra từng trang một, liên tục từ ngày này qua ngày khác trong suốt một tháng ròng, và bạn cũng không được phép bệnh, vì bệnh thì sẽ trễ hạn giao cho Nhà Xuất Bản ngay, tuy căng thẳng như thế nhưng tiền nhuận bút chỉ để đủ cho bạn cầm cự sống mà thôi. Tôi nghĩ đó chính là câu trả lời vì sao mà đội ngũ họa sĩ vẽ truyện tranh Việt Nam không nhiều là vậy.
Tài Sản của yuuka_akimoto
Chữ ký của yuuka_akimoto

Giới trẻ nghĩ gì về truyện tranh VN ? ( FI )Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thế giới manga - anime nằm trong tầm tay bạn :: 

Học viện Otaku

 :: 

M-A Review - Preview - Interview

-